Kế hoạch mới cho các công ty phương Tây là ABC (Anything But China): ‘Bất cứ thứ gì trừ Trung Quốc’(Khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng, nhiều doanh nghiệp công nghệ đang chuyển cơ sở sản xuất của họ đi nơi khác)

Đối với ngày càng nhiều công ty công nghệ phương Tây, “Bất cứ thứ gì trừ Trung Quốc” là mệnh lệnh của ngày hôm nay.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty đa quốc gia quyết định rằng họ đã trở nên quá phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc, thúc đẩy họ theo đuổi cái gọi là chiến lược “Trung Quốc cộng 1” nhằm tăng cường các nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc với các nhà cung cấp ở các quốc gia khác.

Hiện nay, khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại gia tăng, nhiều doanh nghiệp công nghệ đang đẩy nhanh các động thái chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và tìm kiếm các nhà cung cấp ở nơi khác, báo hiệu một thế giới công nghệ toàn cầu ngày càng phân chia giữa hai cường quốc.

Tại sao “học rút gọn” lại trở thành từ đáng sợ nhất đối với các công ty AI (trí tuệ nhân tạo)

Sự thành công của DeepSeek khi học hỏi từ các mô hình AI lớn hơn của Mỹ đặt ra câu hỏi về hàng tỷ đô la được chi cho công nghệ tiên tiến nhất có lãng phí không?

Các gã khổng lồ công nghệ đã chi hàng tỷ đô la với tiền đề rằng dữ liệu và mô hình lớn hơn là tốt hơn trong trí tuệ nhân tạo (TTNT). Bước đột phá của DeepSeek cho thấy mô hình nhỏ hơn (ít tốn kém hơn) cũng có thể tốt như mô hình lớn vậy. 

Việc một công ty Trung Quốc nhảy vọt lên hàng ngũ các nhà sản xuất AI hàng đầu đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi ở Thung lũng Silicon xung quanh một quy trình mà DeepSeek sử dụng được gọi là "học rút gọn ý chính" (distillation), trong đó một mô hình AI (TTNT) mới học hỏi từ các mô hình AI hiện có bằng cách đặt ra hàng trăm nghìn câu hỏi và phân tích các câu trả lời bằng "lý luận" (reasoning) và học tăng cường (reinforcement learning).

Các công ty AI (TTNT) hàng đầu như OpenAI và Anthropic về cơ bản tự học từ đầu với lượng dữ liệu thô (raw data) khổng lồ—một quá trình thường mất nhiều tháng và hàng chục triệu đô la hoặc hơn. Bằng cách sử dụng kết quả của công việc như vậy, "học rút gọn ý chính" (distillation) có thể tạo ra một mô hình gần như tốt trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày, với chi phí ít hơn đáng kể.

Việt Nam thắng lớn trong cuộc chiến thương mại đầu tiên của Donald Trump, nhưng bây giờ là một mục tiêu “soi mói” của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2.0


Việt Nam (VN) đã tìm thấy "điểm ngọt" trong nền kinh tế toàn cầu trong cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump với Bắc Kinh: nằm ngay giữa Mỹ và Trung Quốc. Đất nước này (VN) đã trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất để vận chuyển hàng hóa của họ sang Mỹ mà không bị đánh thuế. Nhưng giờ đây, khi chính quyền mới chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc chiến mới về thương mại, Trump và nội các của ông đang ra hiệu rằng họ có ý định đóng sập "sân sau" Trung Quốc (TQ) này.

Một động thái như vậy sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế nhỏ, nhưng đang phát triển nhanh chóng, của Việt Nam và có thể đồng nghĩa với việc giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ mua hàng Việt Nam hoặc hàng của các công ty Hoa Kỳ do các nhà máy Việt Nam cung cấp. Kể từ khi Trump áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sáu năm trước, Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm nhờ làn sóng đầu tư nước ngoài và xuất khẩu bùng nổ sang Mỹ.

Việt Nam hiện nay cung cấp 1/3 số giày thể thao, 1/2 số giường và bàn ăn bằng gỗ và 1/4 số pin mặt trời được Mỹ nhập khẩu.

Bên ngoài thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, từng "ngủ yên" dưới thời bao cấp, nay đã trở thành vùng "đất vàng" của xuất khẩu, với những cánh đồng lúa nhường chỗ cho các nhà máy trị giá hàng tỷ đô la lắp ráp điện thoại thông minh và chất bán dẫn. Các công ty Mỹ có nhà cung cấp tại Việt Nam bao gồm Apple, Nike và Gap.

Hiện nay VN đang thặng dư thương mại đối với Mỹ (chỉ sau Trung Quốc và Mexico), khiến VN trở thành mục tiêu "xấu" trong cuộc chiến thương mại mới của chính quyền Trump.

Vào tháng 5 năm nay (2025), Jamieson Greer, người được Trump đề cử làm đại diện thương mại Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ nên thắt chặt các quy tắc thương mại để ngăn chặn điều mà ông mô tả là “cách đi vòng qua nước thứ ba”, trong đó hàng hóa có chứa nhiều bộ phận của Trung Quốc (TQ) hoặc được sản xuất ở nước thứ ba bởi một công ty con của một công ty TQ, để né thuế quan nhập cảng của Hoa Kỳ. Mặc dù ông Greer không nêu tên cụ thể nước nào, nhưng Việt Nam và Mexico nằm trong số những quốc gia mà các công ty Trung Quốc đã xây dựng "cầu nối" vào thị trường Mỹ.

Việt Nam (VN) cũng là mục tiêu thương mại của chính quyền mới theo những cách khác. Tổng thống Trump đã đưa ra ý tưởng đánh thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và nói về việc buộc các nước thặng dư (trong đó có VN) phải thu hẹp khoảng cách thương mại với Mỹ.

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ gấp chín lần so với lượng nhập khẩu từ quốc gia này, đứng thứ tư sau Trung Quốc, Mexico và Liên minh châu Âu về thâm hụt thương mại song phương lớn nhất của Hoa Kỳ. Năm 2019, Trump nói rằng Việt Nam là "kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong tất cả mọi người" về thương mại, một cáo buộc mà Hà Nội phủ nhận.